Mỗi một đất nước đều có lối sống, nền văn hóa riêng. Tất cả đều tạo nên nét bản sắc vùng miền đặc trưng mà không một nơi nào có được. Về ẩm thực cũng vậy, mỗi nơi là mỗi cách chế biến món ăn khác nhau. Đặc trưng ẩm thực Việt Nam được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này để biết được ẩm thực Việt Nam có gì hấp dẫn nhé.
Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc
Việt Nam được nhắc tới nhiều với các món ăn ngon, công thức chế biến đa dạng. Cùng với sự phát triển, trải qua nhiều thăng trầm, nền ẩm thực Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Dải đất hình chữ S có sự thay đổi về vị trí địa lý, vùng miền, các dân tộc sinh sống,… Điều này đã góp phần tạo nên nét đa dạng của ẩm thực Việt Nam nói chung.
Việt Nam nổi bật với nền ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn
Nước ta có truyền thống làm nông nghiệp, chia làm 3 miền Bắc – Trung – Nam với 54 dân tộc anh em. Theo thời gian, mỗi vùng miền có nét văn hóa riêng, lối sống riêng và nền ẩm thực đặc trưng. Thiên về trồng trọt và chăn nuôi kèm với khí hậu nhiệt đới nên Việt Nam có nguồn thực phẩm rất phong phú. Mà dường như bạn có ngồi cả ngày cũng không thể kể hết được.
Việt nam có nét ẩm thực đặc sắc
Các loại thực phẩm được kết hợp với nhau theo nhiều phương thức. Tạo nên những món ăn ngon, đậm đà hương vị. Nhiều vùng còn nổi tiếng các món ngon được xem là đặc sản, mang tính địa phương. Món ăn Việt hòa hợp theo nguyên lý âm dương. Nghĩa là món ăn luôn đảm bảo có mặn – ngọt, màu sắc tương phản, có thịt thì phải có rau,… Nguyên lý này hình thành trong lối sống, thói quen ăn uống của người Việt.
Ẩm thực người Việt phong phú với vô vàn món ăn ngon, có nhiều món mang nét riêng của mỗi vùng miền. Ví dụ miền Bắc có phở, cốm, bánh cuốn,… Miền Nam có cá lóc nướng, hủ tiếu Nam Vang, mắm cá,… Miền Trung nổi bật với bánh bèo, bánh bột lọc, bún bò, tôm chua, mắm ruốc,…
Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam
Thực tế cho thấy rằng, đặc trưng ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt so với ẩm thực các nước khác trên thế giới. Không tùy tiện, ẩm thực Việt theo nghiên cứu của nhiều tiến sĩ đã thể hiện được các đặc trưng sau:
Ẩm thực Việt Nam có đặc trưng là tính tập thể
– Tính hòa đồng, đa dạng: 54 dân tộc anh em sở hữu những nét ẩm thực khác nhau. Người Việt có thể tiếp thu ẩm thực từng vùng miền tạo ra điểm nổi bật trong các món ăn.
– Tính ít mỡ: Người Việt không chuộng ăn đồ béo giống người phương Tây. Các món ăn của người Việt luôn có rau, củ, quả ăn kèm. Khi chế biến cũng không dùng nhiều dầu mỡ.
– Món ăn Việt đậm đà hương vị: Khi chế biến, người Việt sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau nên món ăn rất đậm đà.
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng nhất vẫn là sử dụng nhiều gia vị khác nhau
– Món ngon và lành: Ẩm thực Việt có sự kết hợp giữa các món. Các thực phẩm có tính sống luôn đi kèm với gia vị nóng để cân bằng âm dương.
Đặc trưng ẩm thực Việt Nam
– Người Việt dùng đũa khi ăn: Một số nước châu Á khác cũng dùng đũa như một đặc trưng thú vị. Hầu hết món ăn đều sử dụng đũa. Đồng thời, cầm đũa gắp thức ăn cũng là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo để không rớt thức ăn ra ngoài.
– Tính cộng đồng: Văn hóa người Việt là có bữa cơm gia đình. Dù làm gì, đi đâu, người ta vẫn trở về nhà để cùng người thân ăn bữa cơm chung. Điều này tạo thêm sự ấm cúng, tình thân trong nhà.
– Tính hiếu khách: Món ăn ngon hay không không quan trọng, một đặc trưng ẩm thực Việt Nam đó là lời mời. Mời cơm thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, gắn bó và hiếu khách của mỗi người con đất Việt.
Không những vậy, nếu các nước khác thường chọn món ăn theo từng dĩa riêng và theo từng phần thì người Việt lại ăn chung. Nghĩa là dọn sẵn thành mâm, chỉ trừ chén ăn cơm thì tất cả các món đều để chung để tạo sự đoàn kết hơn.
Như vậy, đặc trưng ẩm thực Việt Nam là khá nhiều. Ngày nay các đặc trưng này vẫn tồn tại và phát huy. Đồng thời, ẩm thực Việt đang có cơ hội kế thừa tinh hoa truyền thống, tiếp thu văn hóa ẩm thực láng giềng. Từ đó góp phần cho món ăn Việt thêm đa dạng, phong phú, trở thành “thiên đường ẩm thực” nổi tiếng thu hút khách du lịch.