Chất bảo quản Natri Benzoate-Hiểu đúng để dùng an toàn

chất bảo quẩn natri benzoate

1. Chất bảo quản Natri Benzoate là gì?

chất bảo quẩn natri benzoate

Natri Benzoate  (Sodium Benzoate) là một chất bảo quản được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm (dưới dạng phụ gia) và dược phẩm (dưới dạng tá dược), giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi sinh. Có công thức hóa học là C6H5COONa, dạng hạt trắng, không mùi, tan tốt trong nước. Ít tan trong methanol và ethanol.

Natri Benzoate cũng có thể được tìm thấy trong tự nhiên, trong các nguồn trái cây, đặc biệt là các loại dâu, hay hải sản và các sản phẩm từ sữa như bơ và yogurt.

2. Cách dùng chất bảo quản Natri Benzoate?

2.1 Tại sao thực phẩm bị ôi thiu?

Thực phẩm bị ôi thiu là dưới sự xúc tác của các enzyme do các vi khuẩn và nấm mốc gây hại trong thực phẩm tạo ra. Thật không may, khoảng nhiệt độ hoạt động cùa các loại vi sinh vật này dao động từ 0-70oC. Điều đó có nghĩa là, thực phẩm của bạn vẫn trong tầm ngắm của chúng dù có được cất vào tủ lạnh!

Vì vậy, việc chọn lựa một phụ gia bảo quản phù hợp để đảm bảo thực phẩm an toàn trong toàn bộ qui trình, từ khâu sản xuất, vận chuyển, cung cấp cho người dùng và bảo quản trước chế biến là hết sức cần thiết. Cần lựa chọn loại phụ gia an toàn, phù hợp với từng loại thực phẩm, tránh ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của thực phẩm, xem xét các điều kiện bảo quản, cũng như cân nhắc hiệu quả và giá thành nguyên liệu.

2.2 Cơ chế hoạt động của chất bảo quản

Các phụ gia gốc Benzoate, gồm benzoic acid, sodium benzoate và potassium benzoate là các chất bảo quản phổ biến. Với độ tinh khiết cao, các chất này hầu như không màu, không mùi nên không ảnh hưởng đến hương vị của thực phẩm. Các muối gốc benzoate hoạt động hiệu quả đối với các loại thực phẩm và đồ uống với độ pH dưới 4.5 như: nước ngọt, rượu trái cây (cider), các loại sốt sald, các loại thực phẩm lên men, bơ mặn, các sản phẩm cá và rau củ. Trong môi trường acid, các muối benzoate chuyển hóa thành benzoic acid, chất đóng vai trò chính ngăn ngừa sự sinh sôi của vi sinh vật gây hại. Bản thân Benzoic acid ít được sử dụng trực tiếp làm chất bảo quản vì nó ít tan  trong nước. Môi trường càng acid, thì các hóa chất bảo quản hoạt động càng hiệu quả. Nguyên nhân được cho là vì mật độ hiện diện gia tăng của các gốc benzoic tự do bám trên bề mặt của các vi sinh vật, hạn chế hoạt động của các loài này.

 

cách dùng chất bảo quản natri benzoate
Natri Benzoate là chất bảo quản phổ biến cho các loại thực phẩm và đồ uống có độ pH thấp

2.3 Một số công thức phổ biến của Benzoate trong Thực phẩm và đồ uống

  • Nước giải khát: Đối với nước ngọt có ga, hàm lượng khuyên dùng là 0.03-0.08%. Natri Benzoate được sử dụng để bảo quản siro tạo hương, trước khi cho vào chất tạo độ acid cho nước ngọt. Đối với các loại đồ uống không có ga, cần nồng độ cao hơn từ 0.05-0.1%.
  • Rượu trái cây (cider): Natri benzoate được cho vào cider với hàm lượng khoảng dưới 0,04%, giúp gia tang hạn dùng (shelf-life) và tạo vị chat nhạt.
  • Margarine (bơ mặn): Nồng độ Sodium Benzoate trong bơ mặn là không quá 0.1%. Cần lưu ý trong trường hợp bơ mặn với nồng độ muối thấp, hoặc không muối (salt-free), vì nồng độ muối ảnh hưởng đến độ hiệu quả của sodium benzoate.
  • Si-rô (syrup): Natri benzoate trong siro có cônhg dụng ngăn sự phát triển của vi sinh vật. Nồng độ sử dụng khoảng 0.1%, pH dưới 4.5. Với các loại siro với pH trên 4.5, nên sử dụng kết hợp benzoate với các chất bảo quản khác hoạt động hiệu quả trong vùng pH này.
  • Trái cây, nước trái cây, và salad trái cây: Nồng độ natri benzoate thường là từ 0.05-0.1%.
  • Nước sốt salad: Natri benzoate trong sốt salad ít béo là khoảng 0.1%, với pH dưới 4.5
  • Salad đóng gói: Các loại salad đóng hộp thường được bảo quản lạnh, tuy nhiên, để tăng khả năng chống mốc, có thể thêm sodium benzoate với nồng độ khoảng 0.1%. Độ pH của các sản phẩm này cần dưới 4.5. Chất bảo quản được thêm vào cùng với sốt salad (salad dressing), hoặc với các dung dịch gelatin.

2.4 Độ an toàn sử dụng của Natri Benzoate:

Độ an toàn của chất bảo quản Natri Benzoate được công nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA). US.,21 CFR 184 liệt kê Sodium Benzoate (21 CFR 184.1733) trong danh mục các phụ gia chống mốc được công nhận là an toàn cho sử dụng. Thực hành tốt sản xuất (GMP) qui định nồng độ tối đa của benzoate là 0.1%. Chất chống mốc benzoate cũng cần tuân thủ đúng các qui định của Food Chemical Codex (FCC)

 

3. Sản phẩm Sodium Benzoate Kalama Emererald (Mỹ)

Nhà sản xuất Emerald Kalama Chemical  là đơn vị sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực các chất chống mốc trong thực phẩm gồm các dòng sản phẩ: Kalama Potassium Benzoate, Kalama Sodium Benzoate và Purox S Sodium Benzoate. Các sản phẩm được sản xuất tại cơ sở ở Mỹ và Châu Âu, với chất lượng và độ tinh khiết cao , đáp ứng đầy đủ các qui định trong FSSC 22000.

Công ty Nguyễn Quân là đơn vị cung cấp Natri Benzoate Kalama Mỹ với bề dày uy tín lâu năm trên thị trường. Hãy để chúng tôi là đối tượng đáng tin cậy của bạn. Để biết thêm thông tin sản phẩm và báo giá, quý khách có thể tìm mua sản phẩm Natri Benzoate ở link sau (http://nguyenquan.vn/san-pham/sodium-benzoate/), hoặc gọi điện đến số 028.38654110.

 

Rate this post

One thought on “Chất bảo quản Natri Benzoate-Hiểu đúng để dùng an toàn

  1. Pingback: TOP 3 CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN

Comments are closed.