Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Đi cùng năm tháng, các món ăn của người Việt được kết hợp đầy đủ hương vị truyền thống xen lẫn hiện đại. Nhiều thực khách khi đến với Việt Nam đều tấm tắc khen ngợi về những món ngon, đậm đà hương vị của người Việt. Chính vì vậy, một trong những niềm tự hào của người con đất Việt đó là ẩm thực.
Ẩm thực Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Ẩm thực người Việt đa dạng với các món ăn ngon
Ẩm thực Việt Nam nói chung được hiểu là phương thức chế biến món ăn phổ biến của người Việt. Hầu như tất cả đều được sử dụng từ các nguyên liệu chế biến quen thuộc. Nó bao hàm tất cả các món ăn ngon và phổ biến nhất trong cộng đồng các dân tộc trong nước.
Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú. Đa dạng về cả phương thức chế biến, hương vị khác biệt và cả yếu tố thẩm mỹ trong từng món ăn. Chỉ từ một vài nguyên liệu chính nhưng lại có nhiều cách nấu để đem lại sự lạ miệng, thơm ngon, hấp dẫn riêng biệt.
Vào mỗi dịp lễ, ngày Tết thì người Việt luôn làm các món ăn truyền thống để thờ cúng. Có những món ăn trở thành đặc trưng. Như bánh chưng – bánh giầy có vào ngày Tết, đám cưới phải có bánh hỏi, thờ tự có heo quay,…
Việt Nam là đất nước nông nghiệp cùng với khí hậu đa dạng. Nhờ thế mà nó góp phần tạo nên nhiều loại thực phẩm khác nhau. Và cũng nhờ vậy mà món ăn cũng trở nên phong phú hơn hẳn. Món ăn của người Việt được chế biến kết hợp rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Nhiều món mà có cả hàng chục nguyên liệu và gia vị đi kèm. Đây quả là điểm đặc trưng trong nét văn hóa ẩm thực người Việt.
Văn hóa ẩm thực đa dạng 3 miền
Việt Nam chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Và món ăn cũng có đặc điểm khác nhau theo từng vùng miền. Và bạn có thể phân biệt được khi thưởng thức món ăn.
Ẩm thực miền Bắc Việt Nam
Ẩm thực miền Bắc Việt Nam đậm vị, với nguyên liệu chế biến đơn giản
Người Bắc có khẩu vị đậm đà, chủ yếu sử dụng nước mắm và mắm tôm để nêm nếm. Món ăn miền Bắc mặn mà nên sẽ kết hợp nhiều với rau xanh. Và ẩm thực Hà Nội đại diện cho văn hóa vùng miền. Hà Nội nổi tiếng với các món như phở, bún thang, bún chả, cốm, bánh cuốn,…
Ẩm thực miền Trung Việt Nam
Các món ăn của người miền Trung đều có vị khá cay. Nếu ở vùng miền khác mà thưởng thức các món ăn của miền Trung thì sẽ có hơi chút không quen. Bởi đặc trưng trong cách nấu nướng ở đây là vừa cay và vừa mặn. Miền Trung, đặc biệt là xứ Huế ảnh hưởng của phong cách hoàng gia, nên việc chế biến cũng cầu kỳ và trình bày cũng bắt mắt.
Ẩm thực miền Nam Việt Nam
Món ăn miền Nam có vị chua ngọt, đặc sản là những món đồng quê
Văn hóa ẩm thực miền Nam thiên về hương vị dịu nhẹ, chua ngọt. Khi chế biến, người ta thường nên thêm sữa, đường hoặc nước cốt dừa. Ở khu vực miền Tây, nổi tiếng với các món mắm khô, hải sản nước mặn. Các món ăn dân dã như chuột đồng, rắn hổ, đuông dừa, cá lóc,… từ xưa đến nay vẫn là món đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.
Không chỉ có vậy, ẩm thực Việt Nam còn trở nên đa dạng hơn khi có nét ẩm thực của mỗi dân tộc. Các dân tộc ở nước ta thường sử dụng các nguyên liệu dân giã, tự nhiên như rau rừng, cá suối, thịt rừng,… để chế biến món ăn. Đây cũng là nét đặc biệt mà không phải ở nơi nào cũng có được.
Ẩm thực Việt Nam trong thời hiện đại
Thế giới mở cửa và việc giao lưu văn hóa giữa các nước anh em trở nên dễ dàng hơn. Trong đó, ẩm thực Việt Nam đã có những bước thay đổi mới để phù hợp với khẩu vị hiện đại. Kết hợp với các nguyên liệu quen thuộc và cả cách chế biến hiện đại, gia vị đa dạng khiến các món ăn trở nên hoàn hảo hơn.
Nguyên liệu phong phú, cách chế biến đa dạng giúp ẩm thực Việt Nam vươn tầm ra thế giới, có thể so sánh với các nước trong khu vực. Chắc chắn rằng, văn hóa ẩm thực người Việt sẽ ngày càng phong phú và lọt vào top những món ăn ngon nhất thế giới.